Skip to content
Home » GIỚI THIỆU VỀ TÔM HÙM CỦA BETOM | BÀI 176

GIỚI THIỆU VỀ TÔM HÙM CỦA BETOM | BÀI 176

BETOM là đơn vị nuôi trồng tự nhiên tôm hùm bằng phương pháp lồng bè và phân phối sỉ-lẻ tôm hùm trên khắp cả nước.

Hiện tại BETOM có hai dòng tôm hùm chính là TÔM HÙM BÔNG và TÔM HÙM XANH.

CÁC LOẠI TÔM HÙM CỦA BETOM

Tôm hùm xanh (Panulirus homarus)

Tôm hùm xanh là 1 trong 4 loại tôm hùm phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Chúng được mệnh danh là “Hoàng hậu hải sản”.

Hình 1: Tôm hùm Xanh nhà BETOM
Hình 1: Tôm hùm Xanh nhà BETOM

1. Đặc điểm của tôm hùm xanh

  • Vỏ láng màu xanh lá cây hơi xám
  • Trên vỏ lưng mỗi đốt bụng có các chấm nhỏ li ti màu trắng
  • Chân bò có màu xanh xám với các sọc dọc

2. Size của tôm hùm xanh

  • 200gr ≤ 300gr
  • 300gr ≤ 500gr
  • 500gr Up

        Kích thước dài khoảng 25cm. Phổ biến là size 3 con/kg

3. Thời gian nuôi của tôm hùm xanh từ 8-10 tháng 

Hiện nay tôm hùm xanh BETOM có 3 loại, tôm hùm xanh sống, tôm hùm xanh ngộp và tôm hùm xanh cấp đông.

4. Giá tôm hùm xanh trên thị trường

Mức giá hiện nay trên thị trường của tôm hùm xanh sống giao động như sau:

  • Các vựa hải sản giao động từ 510,000VND – 780,000VND/ 1kg
  • Các nhà hàng, khách sạn giao động từ 390,000VND -790,000 VND/ người
  • Các công ty phân phối hải sản giao động từ 510,000VND – 730,000VND / 1kg

Tôm hùm bông(Panulirus ornatus)

Tôm hùm bông nổi tiếng là “vua hải sản” với vẻ ngoài nổi bật, hàm lượng dinh dưỡng cao.

Hình 2: Nguồn tôm hùm bông vô cùng phong phú
Hình 2: Nguồn tôm hùm bông vô cùng phong phú

1. Đặc điểm của tôm hùm bông

  •  Vỏ láng màu xanh nước biển pha xanh lá cây.
  • Phần đầu, gai có đốm màu cam
  • Có 1 dãy ngang tối màu khá rộng giữa vỏ lưng và đốt bụng
  • Chân bò có màu xanh đen với các đốm màu vàng nhạt
  • Có 1 hoặc 2 đốm màu sáng thành từng cặp tương ứng 2 bên đốt bụng

2. Size tôm hùm bông

  • 500gr ≤ 700gr
  • 700gr ≤ 900gr
  • 900gr ≤ 1200gr
  • 1200gr Up

Kích thước dài khoảng 35cm. Phổ biến từ size 1con/kg

3. Thời gian nuôi tôm hùm bông từ 12-18 tháng

Hiện nay BETOM có 3 loại, tôm hùm bông sống, tôm hùm bông ngộp và tôm hùm bông cấp đông.

4. Giá tôm hùm bông trên thị trường

Mức giá hiện nay trên thị trường của tôm hùm bông sống giao động như sau:

  •  Các vựa hải sản giao động từ 1,100,000VND – 3,500,000VND trên 1kg
  •  Các nhà hàng, khách sạn giao động từ 699,000VND – 1,590,000 VND/ người cho một khẩu phần ăn tôm hùm
  •  Các công ty phân phối hải sản giao động từ 1,320,000VND – 2,200,000VND trên 1kg tôm hùm

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG 

STT TÊN CHỈ TIÊU YÊU CẦU
1 Màu sắc
  • Đặc trưng, sáng bóng
  • Không có đốm đen ở bất kỳ điểm nào trên thân
2 Trạnh thái tự nhiên
  • Nguyên vẹn, không mềm vỏ
  • Đầu dính chặt vào thân, không long đốt hay vỡ vỏ
  • Vỏ không xây xát, không ốp
  • Râu và khẩu túc nguyên vẹn
3 Trạng thái sau khi luộc chín Thịt săn chắc, có độ đàn hồi
4 Mùi tự nhiên Tanh tự nhiên, không có mùi lạ hoặc thoảng mùi khai nhẹ
5 Mùi sau khi luộc chín Thơm tự nhiên
6 Vị sau khi luộc chín Ngọt đậm, nước luộc trong hoặc vẩn đục nhẹ

PHÂN LOẠI THEO TÌNH TRẠNG

Tôm Hùm Sống

1. Đặc điểm nhận biết tôm hùm sống khỏe

  • Khi lật ngữa một con tôm hùm tươi sống đạt chất lượng, phần thân nó sẽ cong lại, càng và các que ngọ ngoạy liên tục.
  • Lớp vỏ ngoài cứng bóng loáng, đẹp màu sắc tươi sáng. Càng chắc khỏe xanh trong vẫn còn hoạt động và có màu sắc xanh trong.
  • Có phần khớp nối giữa đầu và mình khít nhau và không bị chảy nhớt.
  • Cảm nhận khi cầm tôm hùm sống trên tay: Phần thân của nó cong lại, vẫy đạp mạnh.

2. Quan sát màu sắc tôm hùm sống

  • Những con tôm khỏe còn tươi là con hoạt động mạnh, cách chân tôm râu tôm vẫn giãy giụa
  • Tôm hùm khỏe, ngon là tôm có lớp vỏ ngoài cứng bóng loáng, đẹp màu sắc tươi sáng.
  • Khi lật ngửa một con tôm hùm tươi sống đạt chất lượng, phần thân nó sẽ cong lại, càng và các que ngọ nguậy liên tục.
  • Nhìn bề ngoài, những chú tôm hùm này có vỏ láng, màu xanh nước biển pha lá cây. 
  • Nhất là phần đầu và gai có đốm màu cam, giữa vỏ lưng các đốt bụng có 1 dãy ngang màu đen hoặc nâu đen tương đối rộng

Tôm Hùm Ngộp

  • Độ tươi và chất lượng được bảo quản 93-98% so với tôm tươi
  • Ướp đá để giữ độ tươi, do ảnh hưởng nhiệt độ lạnh nên phần thịt ở khớp nối bị phồng lên
  • Tôm hùm được đóng thùng đá ướp lạnh theo công thức sinh hàn.
    Hình 3: Tôm hùm ngợp nhưng vẫn giữ được độ tươi và dai
    Hình 3: Tôm hùm ngợp nhưng vẫn giữ được độ tươi và dai

1. Đặc điểm tôm hùm bông ngợp:

 Nếu nhìn kĩ thì sẽ phát hiện và phân biệt được khi mua tôm hùm bông ngộp vì phần thịt giữa thân tôm và đầu tôm sẽ để lộ ra nhưng tất cả bộ phận vẫn dính chặt vào nhau.

Tươi sáng nhất định, đấy cũng chính là những bé tôm đạt tiêu chuẩn để mang đi bán.

  • Thịt thân tôm trắng , chắc , dai tạo nên bởi những thớ cuộn, ăn thịt ngọt.
  • Thịt ngay cổ tôm sẽ trong, chắc, khi ta ấn tay vào thịt không bị nhũng.Các bộ phận của tôm dính chặt vào nhau, các chi vẫn còn nguyên.
  • Không nên chọn tôm ngay cổ có mùi sữa, màu đục đã nát có mùi tanh, ươn.
  • Màu sắc tôm tươi bóng.
  • Gạch son đóng ở đầu tôm có vị béo ngậy, bùi hơn so với gạch cua, khó có loại thực phẩm nào sánh được.
  • Đặc biệt nhất là thịt trong đôi râu tôm, thịt ở đây dai và ngọt hơn thịt càng cua biển.

Lưu ý :Tránh chọn mua những con tôm chảy nhớt

Để kiểm tra vấn đề này, bạn nên dùng ngón tay ấn lên phần vỏ và di chuyển ngón tay vài lần từ trước ra sau, rồi ngược lại, từ sau ra trước:

Nếu có cảm giác như có sạn dưới các ngón tay hoặc nhận thấy tôm bị nhớt, dính vào nhau thì không nên mua chúng.

Tôm Hùm Cấp Đông

  • Nước được sử dụng để mạ băng hoặc để chuẩn bị các dung dịch mạ băng phải là nước uống được hoặc nước biển sạch.
  • Trạng thái sản phẩm sau khi cấp đông, mạ băng phải nguyên vẹn, không dập vỡ, màu sắc tự nhiên, lớp băng phải phủ kín đều toàn bộ sản phẩm.
  • Thời gian làm đông không quá 4h, nhiệt độ trung tâm sản phẩm không lớn hơn âm 18oC

QUY TRÌNH NUÔI TÔM HÙM 

1. Chọn địa điểm đặt lông nuôi

  • Độ mặn cao: 30 – 36/1000
  • Độ lạnh: 26 – 30 độ C
  • Nguồn nước trong sạch
  • Mức nước tối thiểu khi thủy triều xuống 2m

2. Thiết kế, xây dựng lồng nuôi

  • Kiểu lồng hở: Lồng được cố định bỡi các cọc gỗ găm xuống đất.
  • Kiểu lồng kín (lồng di động): Vùng nhiều sóng gió, độ sâu cao. Kích thước nhỏ hơn lồng hở
  • Bè nuôi: Hiện nay, hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng nên việc nuôi tôm hùm lồng bằng bè trở nên chiếm ưu thế.

3. Chăm sóc tôm hùm tại bè

Thả tôm Giống
  • Nâng dần nhiệt độ lên cho đến khi gần bằng với nhiệt độ môi trường nuôi. Sau đó cho dần dần nước từ môi trường nuôi vào dụng cụ chứa tôm.
  • Thả tôm vào các giai đã đặt sẵn trong lồng sau 30 – 60 phút cho tôm hồi phục sức khỏe hoàn toàn ta mới thả tôm ra.
  • Thả tôm đực riêng, cái riêng và thả theo từng nhóm.
Thức ăn của tôm hùm 
  • Cá tạp, cua, ghẹ, cầu gai, các loại nhuyễn thể.
  • Cách cho ăn: Tôm hùm ăn 2 lần/ngày nhưng phải chú ý cho ăn nhiều vào sáng sớm và chiều tối.
Chăm sóc tôm hùm 
  • Thường xuyên lặn kiểm tra lồng, tình trạng tôm, lượng thức ăn thừa hay thiếu.
  • Ðịnh kỳ 10 – 15 ngày vệ sinh lồng nuôi một lần đảm bảo môi trường sạch sẽ thông thoáng.

QUY TRÌNH THU HOẠCH TÔM HÙM TẠI BIỂN

1. Thời gian nuôi

Tôm hùm bông

Sau thời gian nuôi từ 12 -15 tháng. Tùy vào cỡ giống, mật độ nuôi và mức độ đầu tư mà tôm có thể đạt khối lượng từ 1.2 kg/con trở lên. Khi đó ta tiến hành thu tỉa những con có khối lượng lớn, cứng vỏ, không mang trứng vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

 Tôm hùm xanh

Sau thời gian nuôi từ 8 – 12 tháng. Tùy vào điều kiện chăm sóc và giống mà tôm có thể đạt khối lượng 1.2 kg/con. Lúc này có thể tiến hành thu tỉa những con có khối lượng lớn

2. Thu hoạch:

  • Lựa và bắt tôm hùm đủ tuổi từ dưới lồng tôm bỏ vô sọt, sau đó đưa lên bè/ghe.
  • Vận chuyển tôm đã được cân kí, di chuyển vô bờ.
  • Đưa tôm về vựa tôm – nơi có các hồ chứa tôm hùm tạm thời.
  • Sau đó phân phối tôm tới các tụ điểm tiêu thụ. 

3.  Quy trình bắt tôm tại bè

Chuẩn bị

  • Xác định bè tôm sẽ thu hoạc: vị trí khối lượng ước tính.
  • Chuẩn bị trang biết bị lặn đảm bảo an toàn
  • Các dụng cụ khác: lưới đựng tôm, dây thùng, vợt tôm, dụng cụ đựng và phân loại tôm

Tiến hành

  • Mặc đồ bảo hộ (đảm bảo an toàn lao động)
  • Sau khi lặn xuống biển, ngư dân sẽ mở của lồng và sử dụng một cái vợt chuyên dụng để bắt tôm
  • Vợt có miệng uốn thép hình tròn hoặc hình chữ nhật, theo sau là 1 tấm lưới dài được may lại để tôm không bị thoát ra ngoài.
  • Lưa chọn những con tôm đủ to để bắt chúng vào lưới qua miệng vợt, cần thận không để tôm trong vợt thoát ra.
  • Khi cảm thấy lượng tôm trong vợt nhiều, ngư dân sẽ bỏ tôm qua lưới một túi lưới lớn, túi này có miếng cột sẵn đay thừng để khi cho tôm qua chúng ta cột lại để tôm không thoát ra.

Đưa tôm lên ghe/bè

  • Công việc còn lại là đưa tôm lên bờ.
  • Giai đoạn này cần sức một chút vì lượng tôm khá lớn.
  • Sau khi tôm lên bè thì ngư dân sẽ nhanh chóng vận chuyển tôm vào bờ, trên đường vào bờ đừng quên tưới nước cho tôm luôn tươi.

QUY TRÌNH BẢO QUẢN

Hình 4: Betom luôn đảm bảo mang đến nguồn cung ứng tôm hùm dồi dào cho Khách hàng
Hình 4: Betom luôn đảm bảo mang đến nguồn cung ứng tôm hùm dồi dào cho Khách hàng

Tôm hùm sống:

  • Sau khi vào bờ, tôm hùm được đưa vào hồ có nước đá lạnh đủ nhiệt độ trong khoảng thời gian nhất định sẽ ngủ đông. Uốn giấy báo đưa vào thùng xốp.
  • Mỗi thùng xốp đặt những chai đá lạnh nhằm làm mát môi trường bên trong.
  • Bơm oxi vào thùng và bắt đầu vận chuyển.
  • Ưu điểm: Bảo quản tôm hùm này bảo đảm tôm sống khỏe, vận chuyển được xa trong thời gian dài và có thể được vận chuyển trên tất cả các phương tiện

Tôm hùm ngộp:

  • Khi tôm vừa ngộp thì phải bảo quản trong nước đá thật lạnh để đảm bảo tôm hùm giữ được độ tươi ngon. Đồng thời giúp phần thịt hở không bị oxy hóa dẫn đến đen phần thịt đi gây mất thẩm mỹ và dễ bị tanh. 
  • Cách ướp lạnh tôm:
    • Bỏ 1 lớp đá ở dưới đáy thùng
    • Úp ngược phần thịt tôm xuống phần đá.
    • Bỏ đá vô che lấp tôm lại.
    • Đổ thêm nước vô thùng đá.
  • Lưu ý: Khi vận chuyển tôm hùm tươi bằng ô tô thì luôn có nước trong thùng xốp, với một lượng đá nhất định

Tôm hùm cấp đông:

Đối với tôm hùm đông lạnh đã được đông và mà một lớp băng khoảng 10% thì khi đặt trong thùng xốp, lớp băng đó đủ để bảo quản lạnh trong thời gian 20 giờ. Do đó, có thể vận chuyển đến nơi cần thiết mà không cần phải thêm đá vẫn luôn đủ nhiệt độ và tươi ngon.

QUY TRÌNH ĐÓNG GÓI CÙNG VỚI QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN TÔM HÙM

Tôm hùm sống

  • Phân loại tôm hùm theo size
  • Ru ngủ 
  • Gói giấy báo 
  • Cho vào thùng xốp tùy trọng lượng đơn hàng và niêm phong thùng

Tôm hùm ngộp

  • Phân loại tôm hùm theo size
  • Xếp tôm vào thùng xốp
  • Ướp đá nhuyễn lượng tương ứng với tôm
  • Niêm phong thùng

Tôm hùm cấp đông

  • Phân loại tôm hùm theo size
  • Đưa vào kho đông lạnh cấp đông tôm hùm
  • Lấy ra khỏi kho và xếp vào thùng xốp
  • Niêm phong thùng

PHÂN LOẠI THEO SIZE

Tôm hùm xanh

  • 200→ dưới 300 Gr/con
  • 300→ dưới 400 Gr/con
  • 400→ dưới 500 Gr/con
  • ≥500Gr/con

Tôm hùm bông

  • 300 → dưới500 Gr/con
  • 500 → dưới 700 Gr/con
  • 700 → dưới 900 Gr/con
  • 900 → dưới 1.000 Gr/con
  • 1.000 → dưới 1.100 Gr/con
  • 1.100 → dưới 1.200 Gr/con
  • ≥1.200Gr con

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *